Được thiên nhiên ưu đãi khí hậu mát mẻ quanh năm, Sa Pa nổi tiếng với nhiều loại rau “độc” và lạ. Dù mỗi loại rau vào từng mùa có hương vị khác nhau, nhưng sự tươi ngon của sản vật miền sơn cước luôn hấp dẫn du khách.
Sapa có khí hậu nhiệt đới thích hợp loại rau, các cây kinh tế phục vụ đời sống của người dân nơi đây. Đặc sản rau, củ susu ở Sapa được người dân trồng rất nhiều bởi đây là lại cây dễ trồng, ưa khí hậu ở đây và mang lại hiểu quả kinh tế cao. Rau, quả susu mang đậm hương vị núi rừng Sapa, các món ăn từ rau, quả susu đều rất ngon và được nhiều người ưa thích.
Rau Sapa, đặc biệt là su su có tiếng ngon trên cả nước thì ai cũng biết. Đi đâu quanh “thị trấn trong sương” này cũng bắt gặp những giàn su su xanh mướt. Du khách vẫn kháo nhau rằng ăn su su ngay tại Sapa mới là ngon nhất. Đã đến Sapa, nhất định phải gọi món su su luộc chấm muối vừng hay ngọn susu xào tỏi.
Có một đặc điểm khác biệt so với Su su trồng ở các địa phương khác, là rau Susu SaPa chỉ trồng một lần và thu hoạch nhiều năm. Vì vậy, có những gốc Su su ở SaPa có tuổi đời hàng chục năm. Nếu quý khách có cơ hội lên thăm thác Bạc, dọc hai bên ven đường khu vực Ô QUÝ HỒ sẽ thấy được những giàn su su trải dài theo nương rẫy, nơi đây được trồng nhiều nhất của huyện Sapa
Miếng su su luộc có màu xanh nõn nà, cắn sần sật, có vị ngọt lừ quyện với một chút muối vừng thơm thơm, bùi bùi. Su su luộc phải vừa chín tới và ăn nóng mới ngon. Luộc quá lửa một chút hoặc để nguội ăn là mất hết vị ngọt. Nhưng đặc biệt nhất chính là ngọn su su xào tỏi. Chỉ đơn giản ra giàn su su và chọn cắt vài đọt su su ở nhánh lá thứ hai kể từ ngọn vì đó là phần mềm và ngọt nhất. Sau đó, tước bỏ lớp xơ bên ngoài và bẻ thành những đoạn ngắn rồi rửa sạch và để ráo nước. Khi chế biến, trước tiên cho một ít dầu ăn vào chảo, sau đó đập một tép tỏi thả vào dầu cho chín vàng và bắt đầu thả ngọn su su đã cắt ngắn vào, đổ thêm một ít nước và nêm cho vừa ăn. Có lẽ vì thế mà lần đầu nếm thử món ăn dân dã nơi vùng đất rẻo cao Tây Bắc này, những du khách chỉ còn biết tấm tắc, hít hà…Và khi về quà mang theo lại là chục ký susu, dăm ba mớ ngọn, một vài cách chế biến thông dụng dễ làm.
2, Cải mèo
Cải mèo thuộc hàng rau có bẹ, lá dài màu xanh đậm, viền lá xoăn cảm giác như có gai, loại có lông, loại trơn, vị mùi hăng hăng, ăn vị thơi nhặng nhặng đắng. Trước cải mèo được mọc tự nhiên nhiều ở vùng cao của người Mông, là thức ăn chính của họ mỗi ngày. Sau này được biết đên nhiều thì người dân sapa đã nhân giống hạt và gieo khắp thị trấn để kinh doanh. Dân địa phương có thói quen không trồng rau thành hàng, thành luống mà rải hạt giống của mùa trước ra ven nương, đồi để mọc tự nhiên, cây cứ thế lớn lên, xanh tốt. Cải mèo mọc khắp các vùng đất đồi thấp, thậm chí còn không kén vùng đất xấu, nên được bà con gọi vui là rau vượt khó. Cải mèo cũng được coi là loại rau quý vì được thiên nhiên chọn lọc nên sức sống mãnh liệt, vượt qua thời tiết mùa đông khắc nghiệt có băng ở vùng núi và sinh trưởng khỏe, chống chịu sâu bệnh rất tốt.Cải mèo phong phú về cách chế biến, từ xào, nấu canh, luộc hoặc dùng để ăn lẩu, ăn gỏi. Dù chế biến đơn giản hay cầu kỳ, người nấu thường vặn tròn để ngắt rau thành từng đoạn thay vì lấy dao thái, như vậy rau cải mới mềm và đảm bảo giữ nguyên hương vị tự nhiên của cải,
Món hấp dẫn nhất là cải mèo xào tỏi với thịt xông khói, Những sợi rau hơi nhặng đắng kết hợp với món thịt hun có vị mặn đậm đà rất riêng tạo nên nét đặc sắc cho ẩm thực vùng cao. Cái vị của 2 loại thực phẩm đó quyện với nhau thật không thể nào quên được. Ngoài ra còn có cách chế biến đơn giản nũa là thái nhỏ, giã gừng đổ nước vào đun sôi và sau khi nêm nếm là có một bát canh nóng hổi. Rau có thể nấu cùng với thịt gà băm nhỏ cùng gừng, nêm vừa mắm, muối, sẽ dễ cảm nhận chất ngọt của thịt gà hài hòa với cái ngọt mát, ngăm ngăm đắng của rau cải làm cho người ăn cảm thấy không bị ngán. Lá cải mèo còn là loại ăn kèm không thể thiều được trong món gỏi cá hồi Sapa nữa. Ngoài ra có thể chế biến thêm món cải mèo luộc gừng, lấy nước làm canh. Cải mèo nhúng lẩu …
Cải mèo Sapa đã và đang được nhiều người biết đến và trở thành món quà được nhiều du khách lựa chọn khi đến với sapa.
Bởi đặc trưng khí hậu sapa mát mẻ, nên cũng có nhiều loại rau nhờ vào khí hậu để cũng rất đặc biệt. Trong đó có các loại rau ngồng: Ngồng cải mèo, ngồng su hào, ngồng cải làn …
Ngồng cải mèo thì thường cuối năm mới vào vụ, người dân bản địa thường hái ngồng cải muối làm thành món cải cay. Chỉ cần đun nước sôi thả rau vào trần qua, đập nhánh gừng thả vào tắt bếp để qua ngày sau là thành món cải cay. Đúng với tên gọi cải cay, ăn có vị cay nồng hăng hăng lên mũi chứ không phải cay nóng của ớt. Ngon nhất là xào rau với thịt bò không thì xào không cũng cực ngon rồi
Nói đến su hào chúng ta lại chỉ biết đến su hào lấy củ chứ sao su hào lại có ngồng được? Nhưng đặc biệt ở sapa lại có giống rau ngồng su hào. Nhìn bề ngoài thì giống su hào lấy củ nhưng thật ra là loại khác, phần thân phình ra củ thì ở giống này lại vươn thành ngồng có hoa, khi có thân dài khoảng 15 – 20cm người dân sẽ ngắt và từ đó sẽ mọc ra nhiều nhánh nhỏ. Khi chế biến chỉ cần tước sạch vỏ ở thân, ngắt khúc, rửa sạch xào tỏi là thành món ngon
Ngoài ra còn có ngồng cải trắng, Rau ngồng nào thì thích hợp nhất vẫn chỉ là xào tỏi hoặc luộc chấm mắm tỏi mà thôi.
Cứ vào cuối năm các loại rau ngồng ở sapa được bày bán rất nhiều loại khác nhau, giá dao động từ 25 – 35k /kg. Và là rau theo mùa nên không phải lúc nào cũng có.
Rau đậu Hà Lan được gieo hạt theo hàng, ngọn rất nhỏ nhưng mềm mang màu xanh nhạt mà non tơ. Thường người ra dùng loại rau này để nấu canh với thịt băm, xương… hoặc đơn giản chỉ là nấu suông nhưng ngon ngọt vô cùng.
- Rau cù khởi
Nghe cái tên vừa lạ lại vừa khó nhớ nhưng nếu nếm thử một lần rồi đảm bảo bạn sẽ chẳng thể nào quên được hương vị hấp dẫn của thứ rau dại (mọc ở hàng rào) này.
Rau củ khởi thường nấu với nước xương hầm hoặc thịt băm. Khi nấu chỉ đun nước sôi già rồi bắc nồi ra, bởi để lâu trên bếp canh sẽ bị nồng và mất mùi thơm của rau. Canh rau củ khởi ăn nóng và nguội đều ngon. Khi mới ăn, thực khách có cảm giác hơi đắng ở đầu lưỡi, nhưng sau có vị ngọt bùi đọng lại, khiến người ăn không biết ngán bao giờ.
Rau này theo người dân bản địa Sapa thường nói với nhau là bổ máu, lành tính rất tốt cho phụ nữ sau sinh nữa.
6, Rau chua
Là loại rau đặc trưng của Sapa, luôn hiện hữu trong bữa ăn hàng ngày của người dân nơi đây. Rau chua như đúng tên gọi, có vị chua, mát ăn xong có vị ngọt, thường được dùng ăn như rau thơm của người miền xuôi, dùng ăn kèm các món nhiều mỡ để đỡ cảm giác béo như món thịt ba chỉ luộc, thịt quay, lòng lợn… Và đặc biệt là một trong những thành phần không thể thiếu khi ăn các món gỏi, nộm, salad.
7, Nấm hương Sapa
Nấm hương Sapa về hình thức cũng giống như các loại nấm hương khác nhưng về hương vị thì những ai đã thưởng thức một lần chắc sẽ không thể quên được mùi vị đặc biệt này. Dùng chế biến trong các món ăn như làm nhân nem, các món xào, các món canh, Nấm khô sau khi ngâm trong nước và sau khi xào nấu vẫn giữ được mùi thơm rất đặc trưng của núi rừng.
Hãy Liện hệ để được tư vẫn miễn phí.
Hotline: 0919 524 535 (Mrs. Thiết)
ĐT: 02143 873 468; Fax: 02143 873 466
Email: booking@sapacuisine.com
Web: www.sapacuisine.com
Được phục vụ quí khách là niềm vinh hạnh của hệ thống nhà hàng chúng tôi!